Mua sắm trực tuyến đang là hình thức mua hàng được giới trẻ ưa chuộng nhất hiện nay. Với tiện ích phá vỡ giới hạn về thời gian và địa lý; dù có đi đâu, đang ở đâu bạn cũng có thể mua sắm online. Không thể kể đến sự xuất hiện bùng nổ, cùng với chiến dịch quảng cáo mạnh mẽ của Tiki, Lazada và Shopee. Câu hỏi đặt ra là hành vi mua sắm trực tuyến của khách hàng đã thay đổi như thế nào, các doanh nghiệp đã làm gì để phù hợp với thời cuộc.
Sự phát triển của mô hình bán hàng trực tuyến
Sự phát triển nhanh chóng của internet đã làm thay đổi phương thức kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ, ứng dụng thương mại điện tử góp phần đẩy mạnh sự phát triển của thương mại trực tuyến giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng trong những năm qua. Chính những tiện ích vốn có của TMĐT đã tạo cơ hội thuận lợi cho hoạt động mua sắm trực tuyến phát triển nhanh. Kinh doanh trực tuyến đang là một xu hướng thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp. Đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh cá thể và cá nhân. Bởi những ưu điểm về hiệu quả và chi phí cũng như tính tương tác với khách hàng.
Kết quả khảo sát của VECOM năm 2018 cho thấy; giao dịch mua sắm trực tuyến đang tăng trưởng nhanh. Trong đó chủ yếu tập trung một số loại hàng hóa, dịch vụ như quần áo, giày dép và mỹ phẩm, đồ công nghệ và điện tử, thiết bị đồ dùng gia đình, sách – văn phòng phẩm – quà tặng. Kênh mua sắm trực tuyến chủ yếu là các website TMĐT (bao gồm sàn giao dịch TMĐT), kế đến là mạng xã hội.
Tiện ích của hình thức mua sắm trực tuyến
Nhận thức lợi ích của thương mại trực tuyến bao hàm sự tiện lợi; sự lựa chọn sản phẩm và dịch vụ, thông tin phong phú. Phần lớn các nghiên cứu đã chỉ ra sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian là những lý do chính mà thúc đẩy người tiêu dùng mua sắm trực tuyến. Sử dụng công cụ tìm kiếm trên internet sẽ dễ dàng tìm những sản phẩm và dịch vụ phù hợp, có thể khám phá ra nhiều loại hàng hóa. Trong khi mua sắm truyền thống gặp nhiều khó khăn như mất nhiều thời gian và chi phí.
Môi trường trực tuyến tạo ra cơ hội thu hút người mua tìm kiếm thông tin và khám phá những cái mới lạ trên toàn thế giới. Tạo ra sự lôi cuốn, tiện lợi và hữu ích có tác động mạnh hành vi mua sắm.
Tâm lý khách hàng trong mua sắm trực tuyến
Ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam trở thành thị trường thương mại điện tử có giá trị thứ hai theo số liệu thống kê tăng trưởng năm 2016. Doanh thu thương mại điện tử Việt Nam 2016 chỉ thấp hơn một chút so với Indonesia; mặc dù có dân số nhỏ hơn gần ba lần. Dữ liệu này có mẫu nghiên cứu là 754.002 người. Có 53% nam giới và 47% nữ giới; trong đó bao gồm 31% 16-24 tuổi, 28% 25-34 tuổi, 19% 35-44 tuổi, và 22% 45 tuổi trở lên.
Ngoài ra, kết hợp với tâm lý mua hàng thì phụ nữ thường có thói quen, hành vi mua sắm lâu hơn. Ví dụ điển hình là việc shopping mua quần áo; còn so với nam giới ưa thích sự tiện lợi, đơn giản, nhanh chóng và khi bán hàng cho họ sẽ dễ “chốt sale” hơn. Và kết quả của nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến cũng chỉ ra rằng tỷ lệ nam giới mua hàng online cao hơn nữ giới ở hầu hết các mặt hàng; trừ những mặt hàng có khoảng cách gần thì tỷ lệ nữ giới mua hàng online nhiều hơn.
Các phương tiện mua sắm trực tuyến phổ biến hiện nay
Kết quả nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến còn cho thấy có 42% giao dịch được thực hiện trên máy tính, 46% được thực hiện trên điện thoại, và 12% còn lại là ở các thiết bị điện tử khác. Đây cũng là một phần kết quả của tình hình thương mại điện tử phát triển ở Việt Nam. Do đó, các doanh nghiệp cũng nên tập trung, chú trọng Marketing online hơn.
Một phát hiện khác cũng cho biết; điện thoại thông minh đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống người tiêu dùng Việt Nam. Smartphone hiện đang chiếm lĩnh nhu cầu đặt xe qua ứng dụng. Đồng thời chia sẻ mãi lực tương đồng với máy tính trong việc mua điện thoại di động; quần áo và giày dép. Khi đặt phương tiện đường dài hay khách sạn, người tiêu dùng vẫn được ưa chuộng máy tính nhiều hơn.
Ngoài ra tại Việt Nam, trong lúc việc kinh doanh trên toàn cầu đang gặp khó khăn. Facebook vẫn trở thành cửa ngõ mua hàng online phổ biến nhất. Với dịch vụ giao hàng thu hộ (COD) được ưa chuộng mạnh mẽ; đặc biệt khi mua sắm từ điện thoại di động. Các sản phẩm thường được mua qua hình thức này bao gồm đồ xa xỉ như quần áo, giày dép và sản phẩm làm đẹp.
Hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt
Khảo sát của Decision Lab được thực hiện trên toàn quốc đã chỉ ra rằng; người tiêu dùng Việt Nam đang tiếp cận với nhiều nguồn thông tin nhiều hơn bao giờ hết. Tuy nhiên trên thực tế những kênh thông tin tìm kiếm sản phẩm không nhất thiết phải là kênh mua hàng. Ví dụ như họ có thể tìm kiếm sản phẩm trên website. Tuy nhiên thúc đẩy họ mua hàng có thể là khuyến mãi trên Facebook.
Điều này đặc biệt đúng khi nói đến các mặt hàng như thực phẩm và đồ uống. Phần lớn vẫn được mua ở các cửa hàng truyền thống; dù khách hàng có thể tìm kiếm thông tin qua các nền tảng xã hội hoặc đơn giản là qua phương thức truyền miệng.
Đối với đồ điện tử, sản phẩm làm đẹp và quần áo, các kênh mua hàng online có sức hút nhiều hơn. Các sản phẩm làm đẹp có xu hướng được mua online nhiều nhất. Ngay cả khi người mua tìm hiểu sản phẩm từ các nguồn phi trực tuyến.
Xu hướng ngành tiêu dùng chuyển dịch theo hành vi mua sắm trực tuyến của khách hàng. Do đó, nếu thương hiệu bạn muốn tồn tại và phát triển trên thị trường thì cần phải nhanh nhạy và nắm bắt các xu hướng trên nhé. Biết đâu trong vài năm nữa thôi; đây lại là hình thức mua hàng chiếm tỷ lệ lớn trong nền thương mại. Trên đây là những chia sẻ của mình về hành vi mua hàng trực tuyến; hy vọng bạn có thêm những kiến thức bổ ích trong kinh doanh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét